Tổng hợp top câu hỏi phỏng vấn thường gặp áp dụng với mọi ngành nghề

01.pv min 800 x 600
Sau qua trình gửi CV xin việc bằng việc nộp trực tiếp hoặc thông qua nộp CV online, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng mời phỏng vấn. Đây là giai đoạn nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng nhất. Nhiều người năng lực rất tốt, có tố chất làm việc tuy nhiên chỉ vì chưa biết cách trả lời phỏng vấn phù hợp mà đánh mất đi cơ hội việc làm tốt.
Trong bài viết này sẽ tổng hợp 22 câu hỏi phòng vấn thường gặp ở tất cả ngành nghề và các trả lời phỏng vấn một cách thông minh, khéo léo chinh phục mọi nhà tuyển dụng
1. Câu hỏi phỏng vấn số 1: Mời bạn giới thiệu đôi nét về bản thân?
Gợi ý trả lời: Bạn nên nhớ đây không phải là câu hỏi suông, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết về bản thân bạn mà với câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được bạn phù hợp với vị trí đó không. Do đó, ngoài việc đề cập tới vấn đề cá nhân thì bạn nên đưa công việc vào để giới thiệu.
01.gt min 800 x 600
2. Câu hỏi phỏng vấn số 2: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Gợi ý trả lời: Với những câu trả lời mang hướng tích cực sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Do đó, thay vì bạn chê bai công ty công ty cũ thì bạn nên hướng tới định hướng tương lai, chẳng hạn:
– Tôi muốn có cơ hội phát triển bản thân ở một môi trường khác.
– Tôi muốn tiếp tục đam mê của mình với ngành … học kế toán trưởng ở đâu tại tphcm
3. Câu hỏi phỏng vấn  số 3: Bạn có những điểm mạnh gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp dù bạn đi phỏng vấn xin việc kế toán, phỏng vấn xin việc dịch thuật … nên để trả lời ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
Gợi ý trả lời: Đối với câu hỏi nêu điểm mạnh của bạn thì bạn nên nhớ nêu những điểm gắn liền với vị trí mà bạn đang ứng tuyển và thể hiện điểm mạnh ấy bằng cách nêu ví dụ thực hiện ở công ty trước. Chẳng hạn:
– Câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng: Điểm mạnh của tôi là thành thạo các hàm trong Excel nên xử lý công việc kế toán diễn ra dễ dàng. học xuất nhập khẩu thực tế
4. Câu hỏi phỏng vấn số 4: Điểm yếu của bạn là gì?
Gợi ý trả lời: Với câu hỏi về điểm yếu, bạn không nên liệt kê các điểm yếu của mình mà bạn nên nêu một vài điểm yếu nhưng tiềm ẩn trong đó là những điểm mạnh. Chẳng hạn: khóa nghiệp vụ quản trị nhân sự
– Điểm yếu của tôi là hay quên nên thường ghi lại những công việc cần làm trong giấy note.
– Điểm yếu của tôi là không giỏi khi tiếp nhận cái mới nên tôi thường bỏ nhiều thời gian ra tìm hiểu cái mới.
5. Câu hỏi phỏng vấn số 5: Bạn biết gì về công ty chúng tôi và công việc mà bạn ứng tuyển?
Gợi ý trả lời: Câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp này đều được các nhà tuyển dụng hỏi nên trước khi bạn đi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về công ty, doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, khi bạn đã trả lời xong về thông tin công ty thì bạn cần liên kết tới bạn để nhà tuyển dụng bạn đánh giá bạn phù hợp với vị trí đó.
6. Câu hỏi phỏng vấn gặp số 6: Tại sao bạn không đi làm trong một thời gian dài?
Gợi ý trả lời: Có nhiều trường hợp bị ốm hoặc bận việc nên không thể đi làm nhưng đây không phải là cách trả lời khôn ngoan. Để chinh phục được nhà tuyển dụng thì bạn nên trả lời liên quan tới công việc, chẳng hạn:
– Trong thời gian đó, tôi tham gia vào khóa học kế toán tổng hợp để chuẩn bị kỹ càng cho công việc sắp tới.
– Thời gian đó, tôi học thêm tiếng Anh nâng cao để chinh phục được công việc biên dịch tiếng Anh.
7. Câu hỏi phỏng vấn số 7: Kỹ năng quản lý của bạn như thế nào?
Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có khả năng trong quản lý không. Do đó, bạn cần nêu cách quản lý của bạn từ việc quản lý, sắp xếp công việc, phân công từng người với công việc cụ thể và đưa ra kết quả cho việc quản lý đó.
8. Câu hỏi phỏng vấn số 8: Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?
Gợi ý trả lời: Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng cũng đánh giá được bạn, bạn nên trả lời để làm nổi bật được bạn phù hợp với công việc và công ty đang tìm ứng viên giống như bạn.
Hầu hết, câu hỏi phỏng vấn ngân hàng, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên, câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán đều có câu hỏi này nên hãy chuẩn bị kỹ lưỡng câu hỏi này nhé.
9. Câu hỏi phỏng vấn số 9: Bạn có nghĩ năng lực của bạn vượt qua yêu cầu công việc ứng tuyển mà chúng tôi đưa ra?
Gợi ý trả lời: Để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện mình biết năng lực của mình ra sao và công việc gì phù hợp với bạn.
10. Câu hỏi phỏng vấn số 10: Bạn có nghĩ bạn là người thành công trong công việc?
Gợi ý trả lời: Bạn hãy tự tin trả lời là có và hãy lấy dẫn chứng, bạn đã đạt được những thành công gì.
11. Câu hỏi phỏng vấn số 11: Bạn dự định làm ở công ty chúng tôi bao lâu?
Gợi ý trả lời: Bạn nên đưa ra câu trả lời khéo léo để trả lời câu hỏi này. Ví dụ: Tôi sẽ gắn bó với công ty nếu như cả tôi và công ty đều hài lòng về nhau.
12. Câu hỏi phỏng vấn số 12: Bạn là người giỏi làm việc theo đội, theo nhóm?
Gợi ý cách trả lời: Bên cạnh câu trả lời Có thì bạn nên đưa dẫn chứng cho câu trả lời đó.
13. Câu hỏi phỏng vấn số 13: Vì sao bạn nghĩ bạn lại phù hợp với vị trí ứng tuyển đó?
Gợi ý trả lời: Với câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp này, bạn nên đưa ra điểm mạnh, kỹ năng mà bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển đó và đưa ra cách giải quyết khi bạn gặp vấn đề trong công việc mà bạn ứng tuyển.
14. Câu hỏi phỏng vấn số 14: Bạn có luôn sẵn sàng đặt công ty lên trước lợi ích cá nhân?
Gợi ý trả lời: Có. Đây chính là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn nghe và bạn hãy giải thích câu hỏi đó.
15. Câu hỏi phỏng vấn số 15: Điều gì làm bạn có quyết định ứng tuyển vị trí đó ở công ty tôi?
Gợi ý cách trả lời: Nếu bạn trả lời công ty trả lương cao hay công ty uy tín, nhà tuyển dụng thường đánh giá bạn sẽ không gắn bó với công ty lâu vậy thay vì trả lời như thế, bạn nên trả lời là vị trí phù hợp với tôi, có cơ hội học tập phát triển, môi trường làm việc tốt …
16. Câu hỏi phỏng vấn số 16: Bạn nghĩ điều gì quan trọng hơn: tiền hay công việc?
Gợi ý cách trả lời: Bạn nên trả lời cả hai cái điều quan trọng và cho nhà tuyển dụng biết là bạn cũng muốn đạt được những thành quả cao cho công ty.
17. Câu hỏi phỏng vấn số 17: Khả năng chịu được áp lực từ công việc của bạn như thế nào?
Gợi ý trả lời: Để nhà tuyển dụng không vặn thì bạn nên trả lời một cách khéo léo, chẳng hạn áp lực sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất và thể hiện cho họ thấy rằng bạn có khả năng chịu được áp lực từ công việc bằng cách đưa ra ví dụ ở công ty trước.
18. Câu hỏi phỏng vấn số 18: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm?
Gợi ý trả lời: Giống như câu hỏi phỏng vấn xin việc ngân hàng, kế toán … thường gặp ở câu hỏi số 13 thì câu này, bạn cũng trả lời tương tự như thế. Bạn đưa ra các kỹ năng mà bạn và nhà tuyển dụng đều cho là phù hợp với vị trí ứng tuyển và tự tin với những khả năng đó.
19. Câu hỏi phỏng vấn số 19: Bạn nghĩ như thế nào là thành công trong công việc?
Gợi ý trả lời: Bạn có thể trả lời như sau:
– Thành công trong công việc là khi tôi đạt được các yêu cầu trong công việc cả về chất và lượng và nhận được sự khen ngợi của sếp
20. Câu hỏi phỏng vấn số 20: Điều gì bạn muốn sếp có?
Gợi ý cách trả lời: Đối với câu hỏi này, bạn không cần phai trả lời chi tiết. Bạn chỉ cần trả lời: sếp giỏi, tâm lý, sếp công bằng …
21. Câu hỏi phỏng vấn số 21: Bạn đang kỳ vọng gì ở công việc/ công ty?
Gợi ý cách trả lời: Bạn có thể trả lời: Bạn mong có điều kiện, môi trường làm việc tốt, khuyến khích sự đóng góp có công việc/ công ty.
22. Câu hỏi phỏng vấn số 22: Bạn có cần hỏi thêm gì không?
Gợi ý trả lời: Bạn thẳng thắn hỏi về những điều bạn chưa rõ về công ty, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *