Lương Khoán Là Gì? Các Cách Tính Lương Khoán Mới Nhất

Lương khóa là gì và cách tính

Hiện nay có nhiều hình thức trả lương khác nhau như trả lương theo thời gian, theo sản phẩm,…tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Vậy lương khoán là gì? Các cách tính lương khoán như thế nào hãy cùng Hỏi đáp nhân sự  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Học hành chính nhân sự có thể làm được những gì

I LƯƠNG KHOÁN LÀ GÌ?

Lương khoán_ Payroll là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể tính theo thời gian, trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng.

II CÁCH TÍNH LƯƠNG KHOÁN

Tùy vào tính chất công việc, vị trí cũng như thời gian hợp tác mà các doanh nghiệp có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như: Lương khoán, lương trả theo thời gian, lương trả theo sản phẩm, lương/ thưởng theo doanh thu,…

Tiền lương mà mức chi trả của doanh nghiệp dành cho người lao động với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu được nhà nước quy định.

Cách tính lương khoán:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ (%) hoàn thành công việc

Lưu ý: Dù lựa chọn trả lương theo hình thức lương khoán hay theo bất kỳ hình thức nào thì doanh nghiệp đều phải duy trì trong một thời gian nhất định kể cả lương khoán. Trong trường hợp thay đổi thì doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động trong thời gian luật định.

Ví dụ Cách tính lương khoán như sau: Chị A được thuê xâu vòng trong khoảng thời gian 3 tháng phải hoàn thành 5.000 chuỗi sẽ được trả 5.000.000đ.  Trong khoảng thời gian này, chị A chỉ sâu được 4.000 chuồi, đạt 80% khối lượng công việc được giao nên lương chị nhận được sẽ là: 5.000.000*80%=4.000.00đ.

III CÁC THÔNG TIN VỀ LƯƠNG KHOÁN

Lương khóa là gì và cách tính

Lương khoán thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng hình thức trả lương khoán sẽ tránh mất nhiều thời gian hao phí, tuy nhiên pháp luật cũng có quy định rất rõ ràng đối với hình thức trả lương khoán.

1 Hình thức trả lương khoán

Theo quy định của pháp luật về lao động thì người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoản dựa trên cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP :

  • Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:

+ Tiền lương tháng trả cho một tháng làm việc

+ Tiền lương tuần được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần sẽ được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

+ Tiền lương ngày được trả cho thời gian 1 ngày làm việc.

Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng.

Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc theo tuần.

+ Tiền lương được trả cho một giờ làm việc. Nếu hợp đồng thỏa thuận trả tiền lương theo tháng, theo tuần hay theo ngày thì tiền lương giờ làm việc được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.

  • Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.
  • Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Như vậy, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. Tiền lương khoán được người sử dụng lao động trả vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.

2 Chế độ bảo hiểm đối với lương khoán

Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

  • Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
  • Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
  • Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động…

Trường hợp doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.

Trên đây là Thông tin hữu ích về Lương khoán và cách tính lương khoán. Nếu các bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng ngành nhân sự tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia Khóa học thực hành C&B sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ thực tế và học cách xử lý các công việc của một chuyên viên C&B theo quy trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành đến đó có thể làm việc ngày sau khi kết thúc khóa học.

Chủ đề tương tự:

 Lương Gross là gì? Cách tính lương Gross sang lương Net

 Bản mô tả công việc. Các bước xây dựng chi tiết

 TOP 5 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Tốt Nhất

 Hướng Dẫn Tra Cứu Mã Số BHXH Nhanh – Đơn Giản Nhất

 5S Là Gì? Quy Trình Thực Hiện 5S Như Thế Nào?

Hỏi đáp nhân sự chúc bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *