Hồ sơ xin việc là một trong những “thủ tục bắt buộc” khi đi xin việc, là công cụ để tiếp cận các nhà tuyển dụng với những thông tin quan trọng và có giá trị về ứng viên, từ đó giúp nhà tuyển dụng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên.
Vậy một hồ sơ xin việc hiện nay cần những loại giấy tờ gì? Trong bài viết này Hỏi đáp Nhân sự sẽ hướng dẫn với các bạn để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi xin việc.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động chuẩn năm 2021
1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
Sơ yếu lý lịch là một loại văn bản rất quan trọng, dù ứng tuyển vào bất cứ công việc nào. Đây là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.
Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng khá đơn giản, do có mẫu sẵn được bán kèm theo bộ hồ sơ xin việc. Ứng viên cần khai đầy đủ thông tin lý lịch, dán ảnh 4×6 rồi mang tới phòng công chứng hoặc UBND phường, xã để xin xác nhận (công chứng). Lưu ý mang theo cả sổ hộ khẩu để cơ quan thẩm quyền đối chiếu thông tin nhé.
2. Đơn xin việc
Đơn xin việc không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ.
Dù viết theo cách nào thì đơn xin việc cũng cần thể hiện được mong muốn, khát khao làm việc, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp, thể hiện rằng bạn là ứng viên tiềm năng của vị trí truyển dụng.
Để được nhà tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên nên viết tay đơn xin việc để thể hiện sự cầu thị của mình. Đơn xin việc phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.
3. CV xin việc
Khác với đơn xin việc, CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. Thông thường, CV được làm bằng word đơn giản, hoặc chuyên nghiệp hơn thì được thiết kế bằng các phần mềm chuyên viết CV.
Ứng viên cũng có thể tạo CV từ những mẫu có sẵn trên các website làm CV trực tuyến, vừa đơn giản lại tiện lợi. CV nếu được đầu tư nghiêm túc, được chú trọng vào nội dung lẫn cả hình thức, thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.
Đối với nghề phổ thông, CV xin việc là không cần thiết nhưng nếu bạn là người có dày dặn kinh nghiệm thì bản CV sẽ giúp bạn trúng tuyển dễ dàng hơn. học hành chính nhân sự
4. Giấy khám sức khỏe
Đây là giấy tờ nhằm xác minh sức khỏe hiện tại của ứng viên, cũng như đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
Bạn tới các bệnh viện, trạm y tế xã phường,… để khám và xin giấy khám sức khỏe phải có dấu xác nhận của cơ sở y tế . Nếu đã mất công đi thì bạn nên làm luôn 2 – 3 bản để gửi tới nhiều công ty. Tuy nhiên loại giấy này chỉ có hiệu lực trong 6 tháng, nên bạn nhớ cân nhắc số lượng sao cho vừa đủ nhé.
Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại: giấy A4 2 mặt và giấy A3 gấp đôi (4 mặt). Tùy từng vị trí làm việc và yêu cầu ở các lĩnh vực khác nhau, công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về giấy khám.
5. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
Các bằng cấp, chứng chỉ như: bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học,… cần phải được photo công chứng hoặc chứng thực. Nếu bạn mới ra trường và chưa nhận bằng thì có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thay thế.
Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc với một số vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng yêu cầu, nó còn là bằng chứng chứng minh những thông tin ứng viên đã kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc.
6. Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6)
Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Thông qua ảnh chân dung, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan và nhận biết đầu tiên hơn về bạn. Đồng thời giúp ứng viên có cơ hội lấy được cẩm tình của người tuyển dụng.
Ảnh chân dung nên chụp sao cho tóc tai gọn gàng, khuôn mặt tươi tắn, nhiều sức sống, trang phục lịch sự như sơ mi, vest,…
Tùy từng công việc mà nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu ứng viên nộp kèm 2 đến 3 ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, làm bảo hiểm sức khỏe,… và sơ yếu lí lịch đều được dán ảnh và đóng dấu, chính vì thế bạn nên chuẩn bị đầy đủ ảnh và ghi rõ thông tin sau ảnh để tránh nhầm lẫn.
7. Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
Nếu như vị trí tuyển dụng có yêu cầu thì thì các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh thư (căn cước công dân) cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị, đây cũng là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của ứng viên.
>>> Xem thêm: Có nên học hành chính nhân sự Online?
Các bạn có thể tìm mua bộ hồ sơ xin việc viết tay đầy đủ tại các cửa hàng sách, văn phòng phẩm, cửa hàng chuyên photocopy tài liệu…Hãy kiểm tra sự đầy đủ các loại giấy tờ đó trong hồ sơ và điền thông tin một cách cẩn thận để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi gửi đến họ.