Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng đáp ứng tốt nhất cho các công việc có đặc thù thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối.

Hợp đồng khoán việc được giao kết giữa một người sử dụng với một nhóm người thực hiện công việc thỏa thuận. Vậy hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? Cùng Hỏi đáp Nhân sự tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về hợp đồng lao động theo quy định mới

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành bao gồm “Bộ luật lao động năm 2019” và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”.

Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như:

  • Nghị định 37/2015/NĐ-CP đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ;
  • Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC đề cập hợp đồng giao khoán;
  • Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015

Căn cứ trên các cơ sở pháp lý trên, hợp đồng khoán việc có thể hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc.

Theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên giao khoán việc khi hoàn thành công việc được giao.

Còn bên giao khoán việc sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Các loại hợp đồng khoán việc
Các loại hợp đồng khoán việc

2. Các loại hợp đồng khoán việc

Giao kết hợp đồng khoán việc được thực hiện với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối.

Hợp đồng khoán việc thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng – thi công, rồi các lĩnh vực gia công may mặc…

Hiện nay nếu căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành hai loại hợp đồng: là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần.

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc.

Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.

Hiểu đơn giản trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

  • Hợp đồng khoán việc từng phần

Bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động và tiền công lao động.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH

3. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng     học hành chính nhân sự ở đâu 

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

Theo quy định trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời gian; thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ Luật lao động 2019 :

“Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Phân tích theo cơ sở pháp lý này, hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa các bên. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải đáp ứng các điều kiện của công việc; có các quyền và nghĩa vụ cụ thể đặc biệt là được trả lương khi làm việc. Hợp đồng lao động chỉ ký với một người lao động nhất định.

Hợp đồng giao khoán công việc: các bên thỏa thuận với nhau về công việc thực hiện. Hợp đồng giao khoán kết thúc khi công việc được hoàn thành. Hợp đồng này được giao kết giữa một người sử dụng với một nhóm người thực hiện công việc thỏa thuận.

Do đó người làm việc theo hợp đồng giao khoán công việc không phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.Căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định thì xem xét, áp dụng Bộ luật Lao động 2019.

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động. Không giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

Như vậy căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

>>>Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự hay nhất

Trên đây, Hỏi đáp Nhân sự vừa chia sẻ với bạn đọc thông tin về hợp đồng lao động và giải đáp thắc mắc “Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?” của nhiều người lao động. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *