Thăng tiến trong ngành nhân sự là gì? Mà sao nhiều người luôn nhắc đến cụm từ này khi đi phỏng vấn và đi làm. Mỗi chúng ta dù đang là người đi làm hay chủ doanh nghiệp thì vẫn phải luôn co sự thăng tiến trong công việc và cả cuộc sống. Trong bài viết này hoidapnhansu.com sẽ chia sẻ cho bạn có thể nắm rõ hơn để chuẩn bị cho lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực nhân sự.
Thăng tiến về nghiệp vụ
Thăng tiến về nghiệp vụ trong ngành nhân sự là những điều bạn có thể học hỏi thêm, bổ sung kiến thức để đáp ứng được yêu cầu trong công việc.
Khi mới ra trường rồi băt đầu đi làm mỗi chúng ta đều chưa có kinh nghiệm gì cả. Mặc dù có thể bạn đang học đúng chuyên ngành quản trị nhân sự nhưng khi đi làm bạn vẫn bắt đầu từ con số 0. Bạn sẽ phải học hỏi từ người xung quanh, đồng nghiệp hoặc có thể sẽ tham gia thêm các khóa học đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn.
>> Review khóa học quản trị nhân sự tốt nhất
Bạn phải trải qua nhiều cố gắng và nỗ lực, trao dồi thêm về chuyên môn nghiệp vụ, bạn mới có thể tự tin hơn trong công việc này.
Đây là sự thăng tiến của bạn khi là một người mới, chưa nhiều kinh nghiệm để trở thành một chuyên viên. Khi là một chuyên viên bạn phải trao dồi thêm kiến thức và kỹ năng mới có thể trở thành một quản lý nhân sự. Có thể nói thăng tiến về nghiệp vụ là khởi đầu của thăng tiến trong công việc và là bước đệm để thăng chức sau này.
Thăng tiến đồng nghĩa với thăng chức
Thăng chức là tiến lên một vị trí cao hơn, về quyền lực và chức danh được tăng lên một cách chính thức. Khi đi làm tại các doanh nghiệp thì người lao động nào cũng mong muốn mình sẽ ngày càng được ngồi ở vị trí cao hơn.
Sau nhiều năm cống hiến ở bộ phận nhân sự tại một công ty nào đó thì người nhân viên nhân sự sẽ mong muốn mình được đề bạt ở vị trí cao hơn như chuyên viên nhân sự hay thậm chí là quản lý nhân sự, giám đốc nhân sự. Lúc đó ai cũng sẽ cảm thấy mình đã đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để được cân nhắc một vị trí mới.
Khi được thăng tiến ở vị trí cao hơn, người lao động sẽ cảm thấy mình được tín nhiệm từ cấp trên và từ cả những nhân viên khác trong công ty.
Điều này tạo động lực cho những người đi làm như chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, không ngừng nâng cao kiến thức hơn nữa để đáp ứng cho công việc. Khi ở vị trí cao hơn đồng nghĩa với việc áp lực phải chịu cũng nhiều hơn. Khó khăn, áp lực như thế nào thì nếu có thể được thăng chức ở vị trí cao hơn sẽ có chế độ đãi ngộ rất tốt hơn.
Thăng tiến là được tăng lương
Thăng tiến là khi được tăng lương vì đối với đại đa số người đi làm thì lương là vấn đề quan trọng nhất. Họ có thể chấp nhận làm một công việc áp lực cao miễn là lương của họ cũng cao.
Người làm nhân sự có thể được một offer lương rất cao nếu họ có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt. Mức lương cũng là yếu tố quyết định nhân sự có gắn bó với công ty lâu dài hay không. Vì lương là mục tiêu trong con đường thăng tiến của họ.
Xem thêm: Ngành hành chính nhân sự với mức lương hấp dẫn
Mức lương rất quan trọng trong quá trình thăng tiến. Nếu bạn được thăng chức mà mức lương vẫn như cũ, vẫn bằng hoặc cao ít hơn so với với nhân viên thì bạn có hài lòng hay không? Lúc đó bạn cảm thấy như thế nào khi mình đã làm việc rất tốt, cống hiến cho công ty nhưng vẫn không được tăng lương, chỉ là chức danh thay đổi mà thôi.
Trong nhân sự, các vị trí quản lý trở lên mức lương sẽ rất cao là động lực để nhiều người muốn được thăng chức hoặc được offer khi đi tìm việc. Vì thế lương sẽ quyết định được sự hài lòng và gắn bó lấy dài của một nhân viên và cả quản lý trong bộ phận Nhân sự.
Thăng tiến là được làm việc tại môi trường làm việc tốt hơn
Môi trường làm việc tốt cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm khi tìm việc tại một công ty. Bởi lẽ không ai muốn làm việc tại một nơi có nhiều đồng nghiệp soi mói nhau, một nơi cơ sở vật chất không tốt, chính sách phúc lợi không đầy đủ, một nơi không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng,…
Có thể do môi trường làm việc tại công ty cũ không tốt như vậy nên họ lựa chọn một môi trường làm việc tốt hơn, đó cũng là một sự thăng tiến trong công việc. Việc chuyển từ một môi trường làm việc không tốt sang một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn là một bước thăng tiến và phát triển giúp bạn có một tinh thần làm việc tốt, giảm căng thẳng và áp lực từ công việc.
Thăng tiến khi cân bằng được giữa công việc và cuộc sống
Cân bằng giữa cuộc sống và công việc là một bước thăng tiến mà không phải ai cũng làm được. Ngoài công việc chúng ta còn có cuộc sống cá nhân, nhưng nhiều người thường chỉ dành toàn thời gian cho công việc để để tăng ca và hoàn thành công việc tới kỳ hạn.
Có thể do trong nhân sự khi tới các kỳ chốt công, tính lương số lượng nhân viên quá đông nên người nhân sự chưa giải quyết kịp, đây là trường hợp phải làm việc nhiều nhất của nhân sự. Làm sao để tình trạng này không xảy ra thường xuyên như vậy.
Người nhân sự nên trao dồi thêm về kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tin học để xử lý số liệu nhanh nhẹn hơn bằng phím tắt,… Khi có thể cân bằng được công việc và thời gian người đi làm đã đạt được một sự thăng tiến hơn nhiều người đi làm nhưng luôn bận rộn khác.
>>Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng mềm