Những điều cần biết về hợp đồng lao động theo quy định mới

Những điều cần biết về hợp đồng lao động theo quy định mới

Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) đã thay đổi quy định đối với các loại hợp đồng lao động. Bài viết này, Hỏi đáp Nhân sự sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về các loại hợp đồng lao động theo quy định mới mà người lao động cần biết.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động chuẩn năm 2021

1. Phân loại hợp đồng lao động

Tại Điều 20 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.

Cụ thể:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý: Khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn;

– Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:

  • HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  • HĐLĐ đối với người lao động cao tuổi;   học hành chính nhân sự ở đâu
  • HĐLĐ đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động;
  • Trường hợp phải gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ.

Trước đây, BLLĐ 2012 quy định, có 03 loại HĐLĐ là: HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Quy định mới tại BLLĐ năm 2019 đã không còn loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng như trước.

>>>Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự hay nhất

Hợp đồng lao động theo quy định mới
Hợp đồng lao động theo quy định mới

2. So sánh các loại hợp đồng lao động

Nội dung xem xét Hợp đồng lao động xác định thời hạn Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Thời gian Không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực. Không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ Trong cả 02 trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 35 BLLĐ 2019) và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 36) thì bên yêu cầu đều phải báo trước:

– Ít nhất 30 ngày đổi với HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng;

– Ít nhất  03 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đều phải báo trước ít nhất 45 ngày
Chấm dứt hợp đồng lao động – Hết thời hạn HĐLĐ, hai bên chấm dứt hợp đồng;

– Nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

+ Phải ký HĐLĐ mới trong thời hạn 30 ngày;

+ Nếu không ký tiếp thì hợp đồng lao động cũ sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Không có thời hạn kết thúc HĐLĐ

 

 

Tái ký hợp đồng – Chỉ được ký thêm 01 lần HĐLĐ xác định thời hạn khi hai bên ký HĐLĐ mới;

– Sau đó, nếu HĐLĐ hết thời hạn mà người lao động vẫn làm việc tiếp thì ký HĐLĐ không xác định thời hạn

Không quy định
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *