Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?

Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?

Quản lý nhân sự là công tác quản trị và phát triển nguồn yếu tố đầu vào quan trọng nhất đó là con người. Trong một tổ chức, lĩnh vực quản lý nhân sự tuy không mang lại những giá trị kinh tế có thể định lượng được nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức.

Bài viết dưới đây, Hỏi đáp Nhân sự sẽ chia sẻ với bạn đọc những công việc mà bộ phận, nhân viên quản lý nhân sự phải thực hiện.

>>> Xem thêm: Nhân sự là gì? Công việc nhân sự gồm những gì?

I. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản trị  nhân lực hoặc quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp, có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Đây là điều vô cùng quan trọng với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.

Quản lý nhân sự là khai thác và sử dụng nguồn lực con người trong công ty, tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả. Hoạt động khai thác và sử dụng bao gồm các công đoạn tìm kiếm, tuyển dụng, phỏng vấn, thử việc, đào tạo, đánh giá, quan trọng là phải sắp xếp người vào đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với năng lực của người đó và tính chất của công việc.

Đồng thời, công việc này cũng yêu cầu người làm giám sát hoạt động và văn hóa của cả tổ chức, phù hợp với luật lao động và việc làm, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, tạo cảm hứng và đạt hiệu quả cao.

Người làm công việc nhân sự cần phải có khả năng bao quát, đánh giá chính xác, đề cao sự phát triển của con người, lấy đó làm yếu tố trung tâm cho sự đi lên của cả tổ chức, doanh nghiệp. Lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng cần có quản lý nhân sự thì mới đảm bảo được một bộ máy hoạt động trơn tru và ngày càng được cải thiện

II. Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?

Công việc của quản lý nhân sự là một đề tài rất rộng, bao gồm nhiều phân mảng quan trọng khác nhau nhưng đều hướng chung một mục đích là thu hút, quản lý và phát triển nguồn nhân lực tổ chức. Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà một nhà quản lý nhân sự phải làm

Quản lý nhân sự làm được những việc gì
Quản lý nhân sự làm được những việc gì

1. Lên kế hoạch và theo dõi thực hiện các chính sách liên quan đến nhân sự

Đây là công việc nền tảng để thực hiện các chiến lược phát triển nhân sự, những chính sách này đóng vai trò nòng cốt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo chính sách hợp lý như quy định của Nhà nước về nguồn nhân lực.

Nhà quản lý cần đề ra chính sách liên quan đến nguồn nhân lực, phù hợp với văn hóa tổ chức doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản lý nhân sự cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết vấn đề xảy ra trong phạm vi, để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có các chế độ chính sách khác nhau nhưng điểm chung là các chính sách này đều phải quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên. Các chính sách phải đảm bảo nhân viên có đời sống tinh thần thoải mái, phong phú và lợi ích vật chất đầy đủ.

Sở dĩ việc xây dựng hệ thống chính sách cũng nằm trong các bước của quy trình quản lý nhân sự bởi nó giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro khi các tình huống không mong muốn xảy ra.

2. Bộ phận truyền thông, tư vấn và theo dõi về các vấn đề nhân sự

Đây được xem  là nhiệm vụ thường nhật của một nhà quản lý nhân sự, chịu trách nhiệm cập nhật và tư vấn và giải thích các vấn đề về nhân viên nghỉ việc, các chế độ lương thưởng, bổ sung nhân sự… để đảm bảo bộ máy hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra một cách khoa học và hợp lý theo quy định.

Quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các bộ phận khác về việc thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân lực hay là việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp… Từ đó đánh giá được nhân viên ưu tú, thế mạnh và điểm yếu của nhân sự phục vụ cho việc xậy dựng và có các kế hoạch nhân sự hợp lý.

3. Quản lý hiệu suất công việc

Quản lý nhân sự đảm nhận nhiệm vụ đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên và đưa ra những giải pháp để phát huy được tối đa năng lực làm việc của họ, đồng thời không ngừng thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự hiệu quả hơn.

Nhân viên sẽ được giao cho các nhiệm vụ hoặc KPI trong tuần, tháng, quý hoặc năm (theo chu kỳ). Thông qua việc giám sát và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, nhà quản lý có thể nắm bắt được quy trình làm việc, từ đó giúp mọi người hoàn thành công việc của mình tốt hơn.

Nhà quản lý nhân sự
Nhà quản lý nhân sự

4. Tuyển dụng nhân sự

Chịu trách nhiệm xử lý các thông báo về bổ sung nhân sự của các bộ phận hoặc đơn vj trong tổ chức. Kịp thời lên kế hoạch tuyển dụng theo đúng số lượng yêu cầu hoặc chủ động đưa ra ý kiến cũng như đề xuất về bổ sung nhân sự.

Tuyển dụng và tuyển chọn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện rõ chức năng của bộ phận nhân sự. Người quản lý nhân sự cần thực hiện kế hoạch tuyển dụng bài bản nhằm thu hút và tuyển dụng được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau nhằm tăng hiệu quả và tối ưu chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sau chức năng tuyển dụng của quản lý nhân sự chính là đào tạo, huấn luyện và phát triển đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp. Thông qua các khóa đào tạo về kỹ năng, chuyên môn, phần mềm,… đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao năng lực và trình độ nhằm cung cấp cho tổ chức đội ngũ nhân lực mạnh toàn diện.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ được lên kế hoạch và triển khai bởi bộ phận nhân sự. Nhà quản lý cần lên kế hoạch cụ thể về ngân sách, thời điểm, thời gian và số lượng, đối tượng nhân sự sẽ tham gia vào việc đào tạo, huấn luyện nhân sự.

6. Xây dựng kế hoạch nhân lực dự phòng

Nguồn nhân lực trong tổ chức luôn biến động, nhà quản lý nhân sự phải đảm nhận vai trò lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực, phòng trường hợp các nhân viên nghỉ việc đột ngột nhằm đảm bảo các hoạt động trong doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Nhà quản lý cần dự phòng nguồn ứng viên chất lượng, nhằm bù lấp các khoảng trống, vị trí cấp cao trong doanh nghiệp.  học hành chính nhân sự ở đâu

7. Chấm công, tính lương và phúc lợi cho nhân viên

Hiện nay, phần mềm chấm công tương đối chính xác và hiệu quả cho việc quản lý ngày công của nhân viên thay thế cho việc ghi chép chấm công thủ công trước đây tuy nhiên việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của một nhà quản lý nhân sự.

Chịu trách nhiệm giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để thuận tiện cho việc đánh giá chuyên cần hay tính lương cho nhân viên sau này. Ngoài việc tính lương, chấm công thì đôi khi quản trị nhân sự cũng sẽ trực tiếp tiến hành thanh toán lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Quản lý nhân sự còn cần công bằng trong việc phân bổ quyền lợi và phúc lợi cho đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Lương và thưởng công bằng chính là chìa khóa giúp giữ chân và tạo động lực cống hiến, trung thành cho nhân viên. Thông qua việc quản lý hiệu suất làm việc, trưởng bộ phận nhân sự cần thực hiện các đề xuất khen thưởng xứng đáng cho nhân viên.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự hay nhất

Trên đây, Hỏi đáp nhân sự vừa chia sẻ với bạn đọc những công việc mà bộ phận hoặc nhân viên quản lý nhân sự phải làm. Tương ứng với những nhiệm vụ công việc ấy, đối với các tổ chức hoặc tập đoàn doanh nghiệp lớn sẽ có chức danh chuyên biệt tương ứng.

Hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *